Đá cầu là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai cho đôi chân. Ngoài ra, đá cầu còn giúp tăng cường phản xạ của mắt, rất phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đá cầu của mình, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của karnatakainformation.org về cách tâng cầu đơn giản, hiệu quả cho người mới.

I. Những điều cần lưu ý cho người mới tập tâng cầu

cach-tang-cau-1
Lưu ý cho người mới tập tâng cầu

1. Làm quen với tốc độ cầu rơi 

Lưu ý quan trọng đầu tiên bạn cần chú ý là tốc độ rơi của cầu. Để biết tốc độ rơi của cầu, bạn có thể ném quả cầu lên các độ cao khác nhau và tập quan sát tốc độ rơi. Tùy theo tốc độ rơi của cầu mà bạn sẽ di chuyển và điều chỉnh lực phù hợp để đỡ và tâng cầu. Khi tâng cầu không nên dùng lực quá mạnh, vì như vậy bạn cần di chuyển rất nhiều để đỡ cầu và cầu rơi nhanh khiến các bạn dễ đỡ hụt cầu, cũng không nên dùng lực quá nhẹ vì như vậy tần suất đỡ cầu phải rất nhanh và liên tục sẽ khiến cơ chân nhanh mỏi, điểm tiếp xúc cầu không tốt, hiệu quả giảm sút rõ rệt.

2. Lựa chọn kỹ thuật tâng cầu phù hợp 

Hiện nay có bốn kiểu tâng cầu cơ bản là tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân, tâng cầu bằng má trong và ngoài bàn chân. Trong đó, kỹ thuật tâng cầu bằng đùi là dễ tập và dễ thực hiện nhất. Bạn nên thực hành kỹ thuật này để có thể đạt được thành tích cao trong các bài kiểm tra thể dục.

3. Thường xuyên luyện tập 

Khi mới tập tâng cầu, bạn nên tập tâng cầu bằng một chân. Khi đã thuần thục, hãy tập tâng cầu bằng hai chân để tăng độ dẻo dai và thành tích của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể thực hành các kỹ thuật tâng cầu khác để trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể dễ dàng đỡ và điều chỉnh cầu về vị trí thuận lợi.

4. Lựa chọn trang phục chơi phù hợp 

Giày và trang phục trong quá trình đá cầu cũng là yếu tố giúp nâng cao trình độ tâng cầu của bạn. Chọn giày vừa chân sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình vận động, giảm thiểu những chấn thương không đáng có khi thi đấu. Hiện tại có hai loại giày phổ biến thường được nhiều người tin tưởng lựa chọn như:

  • Giày mỏ vịt: Loại giày này thường được làm bằng da lộn hoặc da công nghiệp nên sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người chơi trong lúc đá cầu.
  • Giày thể thao: Giày thể thao thường được làm bằng chất liệu vải nên có thể mang để chơi nhiều môn thể thao khác nhau, trong đó có đá cầu. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tập đá cầu thì loại giày này sẽ gây khó khăn khi tâng cầu hoặc móc cầu.

II. Cách tâng cầu đơn giản, hiệu quả dành cho người mới

cach-tang-cau-2
Cách tâng cầu đơn giản hiệu quả

1. Cách tâng cầu bằng đùi 

Kỹ thuật tâng cầu đùi thường được sử dụng trong các tình huống cầu bay trực diện. Để luyện kỹ năng này, bạn cần đứng ở tư thế chân trước, chân sau. Phần thân người đứng thẳng và mắt nhìn về phía trước. Sau đó, nâng đùi sao cho song song với mặt đất và cẳng chân hướng xuống đất, đồng thời hạ chân xuống. Chỉ cần lặp lại các động tác trên để luyện kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.

2. Cách tâng cầu bằng mu bàn chân 

Cách tâng cầu bằng mu bàn chân là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong đá cầu nghệ thuật và đá cầu qua lưới, dùng để đỡ cầu và đưa cầu vào vị trí thuận lợi để đá đi.

Hướng dẫn cách tâng cầu bằng mu bàn chân:

  • Tư thế chuẩn bị: Đứng hơi khuỵu gối, hai bàn chân rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân còn lại, trọng tâm cơ thể hướng về phía chân trước và cầm cầu bằng tay cùng chiều với chân thuận.
  • Tung cầu: Tung cầu lên cao khoảng 50cm mắt nhìn theo cầu.
  • Đỡ cầu: Khi cầu bắt đầu rơi xuống thì nhấc chân thuận lên và đỡ cầu bằng mu bàn chân để tâng cầu lên cao. Nếu cầu rơi quá xa người, bạn cần nhanh chóng di chuyển đến chỗ cầu rơi, sẵn sàng đón cầu ở tư thế tốt nhất.

3. Cách tâng cầu bằng má trong bàn chân

cach-tang-cau-3
Tâng cầu bằng má trong bàn chân

Cách tâng cầu này có độ khó cao hơn so với hai kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và tâng cầu bằng đùi, kỹ thuật này thường được áp dụng khi đỡ các đường cầu chính diện. Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật đá cầu bằng má trong như sau:

  • Bạn đứng thẳng, hai bàn chân rộng bằng vai, tay cầm cầu cùng chiều với chân thuận, giữ cầu ở vị trí ngang hông.
  • Tung cầu lên cao khoảng 50-60cm, mắt dõi theo quả cầu để phán đoán thời gian rơi. Khi cầu rơi xuống, nhanh chóng thực hiện động tác mở gối và nâng má trong của bàn chân thuận lên để tiếp xúc với đế cầu.
  • Sau khi cầu tiếp xúc với chân bay lên cao, tiếp tục dõi mắt theo cầu, nếu cầu bay xa người thì di chuyển đến vị trí thích hợp để thực hiện động tác tiếp cầu tiếp theo.

4. Cách tâng cầu bằng má ngoài bàn chân 

Trong 4 cách tâng cầu thì kỹ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân được coi là khó nhất đối với mọi vận động viên đá cầu khi luyện tập.

Hướng dẫn tâng cầu bằng má ngoài bàn chân như sau:

  • Đứng thẳng, tay cùng chiều với chân thuận, giữ cầu ngang hông, hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn theo cầu.
  • Tung cầu lên cao và đánh mắt theo chuyển động của cầu, khi cầu rơi xuống thì khuỵu gối và giơ chân thuận lên sao cho má ngoài chạm vào cầu.
  • Nếu cầu bay ra xa người thì di chuyển đến vị trí phù hợp để thực hiện động tác đỡ cầu tiếp theo.

III. Kết luận 

Như vậy, bài viết trên đây là tổng hợp 4 cách tâng cầu cơ bản dành cho người mới bắt đầu mà chuyên mục thể thao đã tổng hợp được. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn đọc.